Làng nghề đá Ninh Vân giữ nghề 400 năm

Dấu ấn đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Ninh Vân (Ninh Bình) để lại trên những khối đá được chế tác tinh xảo, ở những công trình nổi tiếng như Nhà thờ đá Phát Diệm, Lăng Khải Định, Lăng Bà Chúa Liễu…
Xem thêm bài viết

Cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 4km về phía Tây Nam, xã Ninh Vân (huyện Hoa Lư) nổi tiếng với nghề chế tác đá từ hàng trăm năm qua.

làng nghề đá ninh vân
làng nghề đá ninh vân

Bàn tay khéo léo, tài hoa của thợ đá Ninh Vân nay được hỗ trợ bởi công cụ hiện đại. Ảnh: Phương Vy.

Ông Nguyễn Quang Diệu, Trưởng ban quản lý làng nghề cho biết, dựa vào những dấu tích còn lưu giữ lại tại đình làng Hệ và đình làng Xuân Vũ có thể xác định nghề chế tác đá ở đây đã có từ 400 năm trước. Ông tổ nghề của làng tên là Hoàng Sùng – người làng Nhồi (Thanh Hóa) ra Ninh Vân sinh sống, lập nghiệp và truyền nghề lại cho con cháu.

Ban đầu thợ chế tác đá làm các sản phẩm đơn giản phục vụ mùa màng như cối giã, cối xay, con lăn trục lúa… Lâu dần, sản phẩm của các nghệ nhân đa dạng, phong phú hơn, được chia thành nhóm sản phẩm như lăng mộ đá, mộ đá đẹp, lăng thờ đá, cuốn thư đá, chân tảng đá … phục vụ đời sống hàng ngày, nhóm chạm khắc đá mỹ nghệ và nhóm phục vụ nhu cầu tâm linh.

Trước kia, các công đoạn nặng nhọc trong nghề chế tác đá như khai thác, vận chuyển đá từ trên núi, xẻ đá, mài, đục… được làm hoàn toàn thủ công, nên nghề làm đá vất vả, số lượng sản phẩm làm ra có hạn. Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy móc cho năng suất lao động tăng lên gấp 3–4 lần.

Chị Quách Thị Thơm (26 tuổi) có 6 năm kinh nghiệm làm nghề đá cho biết, hiện nay phụ nữ tham gia làm nghề rất nhiều vì công việc không quá vất vả, thu nhập lại cao hơn so với làm ruộng. Cơ sở chế tác đá của gia đình chị Thơm có khoảng chục lao động cả nam, nữ với mức lương 6 – 7 triệu đồng/tháng.

Cụm tượng đài đang được các nghệ nhân làng đá Ninh Vân chế tác. Ảnh: Phương Vy.
Cụm tượng đài đang được các nghệ nhân làng đá Ninh Vân chế tác. Ảnh: Phương Vy.

Dấu ấn của làng nghề Ninh Vân có mặt trên khắp cả nước với những công trình nổi tiếng như Lăng bà Chúa Liễu (Nam Định), Nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), Lăng Khải Định (Thừa Thiên Huế), cụm tượng đài nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Tượng đài Bác Hồ với các đồng bào dân tộc Hà Giang…

Theo thống kê, hiện nay Ninh Vân có 80 doanh nghiệp, khoảng 600 tổ hợp sản xuất, 10 làng trong xã được công nhận là làng nghề truyền thống. Tổng doanh thu của làng nghề mỗi năm đạt gần 200 tỉ đồng.

Thợ làng đá đang thi công
Thợ làng đá đang thi công

Nhiều thợ nữ làm nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Vân. Ảnh: Phương Vy.

Nghề chế tác đá giải quyết việc làm cho lao động địa phương với thu nhập ổn định, tuy nhiên để lại nhiều hệ lụy, đặc biệt là ô nhiễm môi trường.

Ông Vũ Ngọc Tuyên, Phó chủ tịch UBND xã Ninh Vân cho biết, xã đang chờ quy hoạch làng nghề để vận động nhân dân vào sản xuất trong khu tập trung, không tận dùng lòng lề đường để chế tác đá, qua đó giảm ô nhiễm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *