Những điều cần biết khi Tảo mộ trọng dịp tiết thanh minh
- Tiết thanh minh là tiết thứ hai trong thập nhị tiết (24 tiết) của năm, thường rơi vào dịp tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để gia đình, anh em cùng sum vầy gắn kết tình cảm ruột rà máu mủ, đồng thời thể hiện lòng hiếu kính tới tổ tiên đã khuất.. Khi đi tảo mộ phải lễ ở mộ tổ trước, sau đó mới lễ các mộ khác trong gia đình, dòng họ.
- Tảo mộ trọng dịp tiết thanh minh là một phong tục đẹp để con cháu tưởng nhớ đến những người đã khuất, là dịp thể hiện hiếu nghĩa, lòng thành kính và biết ơn tới tổ tiên và những người đã khuất. Trong dịp này cần làm các lễ sau: Lễ gia thần và gia tiên tại nhà, sau đó là lễ âm phần tại mộ phần.
Những điều cần biết khi Tảo mộ trọng dịp tiết thanh minh
Các thủ tục khi đi tảo mộ
Khi đi tảo mộ, các phụ lão đi trước mang vàng hương, thanh niên đi sau đội lễ. Thứ tự từ già đến trẻ: người cao tuổi có vai vế lớn nhất đi trước, sau đó đến trưởng nam, trưởng nữ, sau đó đến con cháu nội ngoại, dâu rể. Người lớn thắp nhang, lau lót sửa sang phần mộ, dâng lễ, dâng hương hoa vàng mã, quả, cau trầu, nến… để trình báo người âm. Trẻ em cũng nên đi để biết được mồ mả gia đình, tổ tiên ở đâu; học người lớn cách chuẩn bị, khấn vái làm sao để xem đó mà học tập.
Nếu trong dòng họ thì người già nhất, có vai vế lớn nhất sẽ đứng dâng hương, cúng tế, người trẻ đứng sau khấn vái.
Nếu trong gia đình thì trưởng nam sẽ là người dâng hương. Đợi hết 2/3 nén hương thì hóa vàng, hạ lễ và thụ lộc.
Các phần mộ có khi cách xa nhau mà trong 1 vài ngày không đến hết được thì nhất định phải thắp hương ở mộ tổ trước, sau mới đến các mộ khác.
Các đồ lễ mang theo
Đồ lễ dâng hương có thể là lễ chay hoặc lễ mặn. Lễ chay hay lễ mặn là tùy ở tâm. Tuy nhiên có nhiều quan điểm khuyên nên cúng lễ chay vì không động đến sát sinh cho vong linh được thanh thản, dễ siêu thoát. Lễ chay gồm có: xôi chè, oản chuối, hoa quả, rượu nước, gạo muối bỏng. Ngoài ra còn có: vàng hương, trau cầu, tiền vàng, đèn nến…
Số nén hương thắp phải là số lẻ (1 hoặc 3 hoặc 5 nén). Khi thắp hương phải thành kính. Khi hương cháy gần hết thì gia chủ thắp thêm một tuần hương nữa rồi thi phép hóa vàng (nếu viết bài khấn lên giấy để đọc thì khi hóa vàng hóa luôn cả giấy). Sau khi hóa xong thì đổ chén rượu thắp hương vào đám tro đó.
Cách vái và lễ khi hành lễ
Trong hành lễ cúng gia thần, gia tiên cần vái và lễ. Khi vái thì các ngón tay đan vào nhau để ngang trước ngực. Còn lễ thì hai bàn tay áp vào nhau để trước ngực rồi hành lễ. Vái và lễ chỉ được thực hiện khi lễ vật đã đặt lên bàn thờ, đèn nhang đã thắp. Người làm lễ châm hương, kính cẩn dùng hai tay dâng lên ngang trán, vái 3 vái rồi cắm hương vào bát. Sau đó người làm lễ khấn bái gia tiên. Chờ hương cháy được 2/3 thì mới hóa vàng.
Những điều nên làm khi tảo mộ
Khi ra mộ, đối với những ngôi mộ đất thì xin phép dọn cỏ, đắp đất mới… để phần mộ được sạch sẽ, cao ráo. Đối với mộ xây thì xin phép lau dọn, tu sửa những phần bị hư hỏng.
Khi thắp hương nên thắp cho cả những ngôi mộ ở xung quanh mộ nhà mình.
Ngày nay, với nhiều dáng mộ đá đẹp và bền sẽ hạn chế được tối đa những hỏng hóc không đáng có của những ngôi mộ để vong linh người đã khuất được an yên, thanh tịnh.
Bai viet rat y ngia. cam on