Trong phong thủy, khi muốn hóa giải sát khí con người thường sử dụng tượng những con vật như kỳ lân, rồng,…Ngoài những loài vật kể trên, người Việt ta còn sử dụng tượng chó bằng đá để thờ cúng với niềm tin về vị thần gác cửa.
Ý nghĩa của việc đặt tượng chó theo quan niệm phong thuỷ:
Đối với người Việt ta , chó là lài động vật gần gũi, trung thành nhất, xuất hiện ngay cả trong những câu chuyện cổ tích, trong những hình ảnh văn chương. Có rất nhiều lý do mà tượng chó bằng đá được sử dụng để thờ:
Những gia đình giàu thờ tượng chó bằng đá bên cạnh mục đích canh giữ cửa nhà còn để thể hiện sự giàu sang, quyền uy, phú quý.
Nhà phong thuỷ thờ tượng chó bằng đá để tránh những hiểm họa từ thế đất xấu, thay đổi dương cơ, tiền tài, vận mạng.
Dân gian đặt tượng chó được đúc bằng đá trước cổng với mục đích vị thần canh cửa, xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe.
Theo thời gian thì tín ngưỡng đặt tượng chó bằng đá vẫn giữ nguyên những giá trị và bản sắc riêng và nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ truyền thống đó. Ngoài ra, bên cạnh chất liệu bằng đá cổ truyền, những chú chó còn được làm từ thạch cao để phù hợp với xu thế.
Vấn đề liên quan đến phong thủy sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của cả ngôi nhà và con người nên gia chủ cần thận trọng trong cách thực hiện sao cho đúng không rước hoạ vào thân. Thông thường, con người thường sử dụng tượng kỳ lân để trấn yểm cửa trước và tượng chó bằng đá trấn yểm cửa sau.
Tuy nhiên với nhiều gia đình không có cửa sau, điều kiện kinh tế hạn hẹp thì sử dụng tượng chó trấn yểm cửa trước cũng là một lựa chọn hợp lý. Không nên thay đổi vị trí nhiều lần điều này sẽ dẫn đến điềm xấu cho gia chủ.
Những điều cấm kỵ khi đặt tượng chó trước cửa nhà:
Vị trí đặt ở gần cửa là hợp lý nhất, đầu phải hướng ra cửa, luôn ở tư thế ngồi, mặt hướng lên trời thể hiện hình ảnh đang canh giữ nhà cho gia chủ. Đại kị sử dụng tượng chó trong tư thế nằm.
Hướng tốt nhất để đặt tượng là hướng Đông Bắc – Tây Nam, không nên đặt tượng hướng Đông Nam.Trong thiên can địa chi, hướng Đông Bắc chỉ quẻ Cấn, hướng Tây Nam chỉ quẻ Khôn. Đây là hai hướng tam tài, ngũ phúc đẳng đem đến nhiều điều may mắn cho gia chủ.
Khi sử dụng tượng chó bằng đá để thờ cúng nên sử dụng 1 cặp chó (một con đực, một con cái). Điều này đi theo quan niệm mọi thứ phải đầy đủ, vẹn toàn của dân gian.
Khi đặt tượng cũng phải chú ý đến màu sắc đi theo phương vị và hoàn cảnh: phương Đông nên chọn màu tam thể; phương Tây thì chọn màu trắng, phương Nam nên có màu vàng sẫm; phương Bắc nên chọn màu đen.
Với gia chủ tuổi rồng thì đặt tượng chó bằng đá trong nhà theo phong thủy là không hợp vì Thìn – Tuất xung khắc với nhau. Ngược lại, với gia chủ tuổi tuổi mèo, ngựa, hổ khi đặt tượng chó trong nhà lại cực kỳ thích hợp.
Điều cấm kỵ cuối cùng là không nên đặt tượng trong phòng trong phòng ngủ vì nó khiến gia chủ không được yên giấc.
Tín ngưỡng là những niềm tin của con người gửi gắm vào trong đó về một cuộc sống hạnh phúc, may mắn, đầy đủ,…Tín ngưỡng thờ tượng chó đá đã và đang chứng tỏ được hơi thở của mình trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt ta.