Cây hương ngoài trời chính là nơi thờ tiền chủ là chủ đầu tiên của ngôi nhà. Theo quan niệm dân gian của người xưa ngôi nhà luôn có sự thay đổi theo thời gian nhưng ở tại cõi âm thì người tiền chủ vẫn luôn nhớ về ngôi nhà xưa nay của họ. Chính vì thế các chủ ở sau không muốn bị vong hồn của người tiền chủ quấy rồi thì nên lập một bàn thờ ngoài trời để thờ tiền chủ cho riêng gia đình mình. Bàn thờ của tiền chủ chính là một cây hương ở ngoài sân. Người ta thường cúng tiền chủ vào những ngày rằm, mồng một, lễ tết hoặc khi trong nhà gặp chuyện không may để xin cầu sự bình an cho mọi người trong gia đình.
Văn khấn cây hương ngoài trời
Xin kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn thần
Tín chủ chúng con đây là …………………………….Tuổi………………….
Hiện cư ngụ tại…………………………………………………………………
Hôm nay được biết là ngày………. tháng…………năm…………………
Tín chủ con xin thành tâm sắm lễ gồm hương hoa trà quả và đốt nén tâm hương dâng lên trước án thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ cùng Chư vị Tôn Thần. Tiền Chủ thương xót tín chủ giáng lâm trước án và chứng giám lòng thành mà thụ hưởng lễ vật và phù trì tín chủ chúng con được toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Bên cạnh bàn thờ Tổ tiên và Thần linh trong nhà thì việc đặt cây hương đá ngoài trời trong tín ngưỡng của người Việt được xem là sự kết nối giữa trời và đất. Với thiết kế hai tầng khác biệt, được nối với nhau bởi một cột thẳng đứng chính là để thể hiện ý nghĩa này. Tùy nơi, tùy phong tục và tùy tâm của mỗi gia chủ mà cây hương có thể được bố trí để thờ các vị thần, phật khác nhau. Cây hương đặt ở sân chùa thì để thờ Phật còn cây hương đặt tại gia có thể thờ Thổ địa cai quản khu đất hoặc thờ thánh Mẫu thượng thiên.